THAY ĐỔI TƯ DUY LÀM VIỆC

Thay vì làm việc với công suất tối đa, bạn hãy thử trích ra một chút thời gian để suy nghĩ, ngẫm nghĩ về những công việc hàng ngày mà mình đã làm đã đạt được hiệu suất tối đa hay chưa. 

Nếu như việc mà bạn đang làm không mang lại bất kì kết quả nào, không hề gặt hái được thành tích cao như mong đợi, bạn nhất định phải nhìn nhận và thay đổi lại cách thức làm việc của mình. Hàng đống việc chồng chất: viết báo cáo, gọi điện thoại, check mail, tăng ca, thậm chí cả thức đêm…mỗi ngày đều là những việc làm mãi cũng chẳng xong.

Thế nhưng sự bận rộn đó đơn giản chỉ là “bận rộn” theo đúng nghĩa đen của nó. Bởi sự bận rộn của bạn lại chẳng hề đem đến kết quả như bạn mong muốn, mà đối với sếp của bạn họ muốn xem thành tích mà bạn đạt được như thế nào, chứ không phải là sự bận bịu mà bạn bỏ ra.
1. Câu chuyện về người cắt cỏ:
Một chàng trai chuyên làm thuê cắt cỏ gọi điện cho bà chủ Trần: “Bà có cần dọn dẹp cỏ trong vườn không ạ?”
Bà chủ Trần trả lời: “Tôi đã thuê được người cắt cỏ rồi.”
Chàng trai lại tiếp tục nói: “Tôi sẽ giúp bà cắt cỏ và nhổ vả những cây cỏ dại nữa.”
Bà chủ Trần trả lời: “Người làm vườn của tôi đã làm việc đó rồi.”
Chàng trai vẫn cố gắng: “Tôi sẽ giúp bà dọn dẹp sạch sẽ cả những khu vực xung quanh.”
Bà chủ Trần đáp lại: “Người tôi thuê cũng làm việc đó rồi, cảm ơn anh, tôi không cần thuê người cắt cỏ nữa.”
Kết thúc cuộc điện thoại. Bạn cùng phòng của chàng trai hỏi anh ta: “Không phải cậu đang làm việc ở chỗ bà Trần đó sao? Vì sao vẫn còn gọi điện thoại hỏi như vậy?”
Chàng trai trả lời: “Mình chỉ muốn xem công việc mà mình làm thật sự đã tốt hay chưa!”
Kết luận: Chỉ khi không ngừng tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng, bạn mới có thể biết được ưu nhược điểm của mình. Đừng rập khuôn máy móc trong bất kì trường hợp nào cả, mọi sự việc đều cần suy nghĩ kĩ càng nguyên nhân của nó, tích cực đặt câu hỏi cho chính mình “Mình làm như vậy đã ổn chưa, cần phải thay đổi như thế nào để tốt hơn?”
2. Câu chuyện về lạc đà:
Lãnh đạo cấp trên Hổ xuống núi quan sát tình hình, nhìn thấy tất cả động vật đang chơi, chỉ duy nhất có Lạc Đà đang cặm cụi làm việc. Cấp trên Hổ thấy như vậy không ngớt lời khen: “Có nhân viên cần mẫn như vậy, thật là diễm phúc của vương quốc động vật chúng ta.”
Thư kí Hồ Ly thấy thế liền đáp lại: ”Thưa sếp, Lạc Đà cực kì chăm chỉ không sai, thế nhưng chẳng còn công việc gì để làm rồi, anh ta vẫn cứ cặm cụi như thế, liệu có phải đang giả vờ cho chúng ta xem?”
Cấp trên Hổ sau khi nghe xong, xem xét một lúc, quả thật là như vậy, sếp Hổ không ngừng thở dài. Lạc Đà chăm chỉ thì khỏi phải bàn, dù không có công lao cũng có khổ lao, chẳng ai nỡ chỉ trích một nhân viên cần mẫn như vậy, thế nhưng lại chẳng thể khiến cấp trên quý trọng, thậm chí còn nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm.
Kết luận:
1. Trong công ty, đừng bao giờ “chỉ biết trồng trọt, mà quên thu hoạch”. Bạn bận hay không bận không hẳn đã quan trọng, sếp của bạn xem trọng vẫn chính là thành tích mà bạn gặt hái được.
2. Thay vì bận rộn với công việc, không bằng tĩnh tâm suy nghĩ đến từng tình thiết nhỏ trong công việc để năng cao hiệu suất làm việc của chính mình. Nếu công việc không có thu hoạch xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra, hãy bắt đầu suy nghĩ xem phương thức làm việc của mình sai ở điểm nào, và bắt đầu thay đổi từ điểm đó.

3. Câu chuyện ông lão ở Lục Châu:
Một thanh niên đến Lục Châu, vô tình gặp một ông già, anh ta liền đi đến hỏi: “Ông ơi, ở đây như thế nào?”
Ông già hỏi ngược lại: “Anh cảm thấy quê hương của mình như thế nào?”
Người thanh niên trả lời: “Cực kì tồi tệ! Cháu không thích nơi đó tí nào.”
Ông cụ già tiếp tục nói: “Vậy cậu nên đi thôi, ở đây cũng tồi tệ như quê hương cậu đó.”
Hôm khác lại có một người trẻ tuổi khác đến hỏi ông lão cùng một vấn đề như vậy, ông lão lại hỏi ngược lại như thế, người trẻ tuổi đó trả lời: “Quê hương của cháu đẹp lắm ông ạ, cháu rất nhớ quê của mình, gia đình, người thân, cả từng nhành cây, ngọn cỏ.”
Ông lão đáp lại: “Ồ, vậy thì ở đây cũng như thế đó chàng trai trẻ.”
Người xung quanh nghe được lấy làm lạ, liền hỏi ông vì sao người trước với người sau cùng một câu hỏi nhưng ông lại trả lời theo hai cách hoàn toàn khác nhau. Ông lão mỉm cười trả lời: “Bởi vì, bất kì ai cũng vậy, họ muốn tìm điều gì thì sẽ luôn kiếm được những điều như vậy.”
Kết luận: Khi bạn dùng thái độ tích cực để nhìn nhận một sự việc, bạn sẽ tìm thấy ở đó nhiều cơ hội, ưu điểm; ngược lại nếu dùng thái độ tiêu cực để nhìn nó, bạn sẽ chỉ thấy ở đó vô số các khuyết điểm cùng sự mệt mỏi chán chường.
4. Cậu bé thông minh:
Một cậu bé hỏi ông trời: “Ông ơi, 1 vạn năm đối với ông mà nói dài bao lâu ạ?”
Thượng đế trả lời: “Giống như là 1 phút.”
Đứa trẻ lại hỏi: “100 vạn yên đối với ông là bao nhiêu tiền ạ?”
Thượng đế trả lời: “Giống như 1 tệ vậy.”
Đứa trẻ lại tiếp tục hỏi: “Vậy ông có thể cho cháu 100 vạn yên được không?”
Thượng đế đáp lại: “Đương nhiên là được, chỉ cần cháu trả lại cho ta một phút.”
Kết luận:
1. Không phải sự việc nào cũng dễ như trở bàn tay, mọi sự việc đều có cái giá của nó, đều cần phải trả bằng thời gian và sức lực của chính mình.
2. Trên đời này chẳng bao giờ tồn tại khái niệm bữa trưa miễn phí, vì vậy bạn luôn luôn phải chuẩn bị cho mình một quan niệm đầu tư rõ ràng, không đơn giản chỉ là đầu tư bằng tiền bạc và thời gian, mà đôi lúc phải trả giá bằng cả sự nghị lực, lòng nhẫn nại.

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hôm nay, công việc chỉ có nhiều thêm chứ chẳng bao giờ ít đi, nhưng quỹ thời gian thì lại quá ít ỏi. Bởi vậy bạn cần phải lựa chọn phương thức tối ưu nhất để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đòi hỏi càng cao hơn, tư duy khái niệm “không có công lao nhưng có khổ lao” đã lùi lại với dòng chảy lịch sử.

Hơn thế nữa, hoàn thành công việc chỉ là chỉ tiêu cơ bản đầu tiên quyết định đến tiền lương mà sếp trả cho bạn. Thế nhưng tiền lương bao nhiêu mới là đủ ? Giá cả thị trường leo thang, các con số không ngừng nhảy vọt, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở mức lương đó, liệu có thể sống nổi?
Bởi vậy cái mà bạn cần phải làm là chứng minh được công việc của bản thân mình là có giá trị, việc làm của mình ảnh hưởng trực tiếp đến sự phồn vinh của chính công ty, chứng minh cho sếp thấy rằng cùng với sự bận rộn của mình, giá trị công việc của mình được tính theo tỉ lệ nhân đôi hơn.
Bận rộn thôi chưa đủ, bởi nó tuyệt đối không phải là thước đo chính xác đánh giá giá trị của bản thân bạn, mà thành tích mới là thước đo vàng để khẳng định điều đó.